Plus là một hãng của Nhật, sản xuất khá nhiều loại văn phòng phẩm. Mọi người có thể đã quen với hãng này qua cái bút xóa băng nho nhỏ dễ dùng. Phải nói, chất lượng sản phẩm của hãng rất tốt, bút xóa dùng ít khi bị kẹt, khác hẳn bút của Thiên Long, etc...
Picture
Mặt trước vở
 Khoảng năm ngoái, ghé qua nhà sách Sư phạm (trên đường Xuân Thủy, thực chất có 2 cái nhà sách trên mặt đường, cái này là cái không có điều hòa và nhiều sách hơn tỷ lần), mình thấy bán quyển vở viết này. Plus Recycled Series.

Trên giá, nó đã rất nổi bật giữa rừng vở Hồng Hà, Kim Long. Tò mò, mở ra, ấn tượng ngay lập tức. Vì giấy. Mịn, màu kem (vì là giấy tái chế), dòng kẻ nhạt nhưng rõ và đều).

Ghi nhớ trong đầu: Phải dùng thử! Đầu năm học - cần vở Hóa - đã xong!

Bìa - thiết kế và chất liệu: màu chủ đạo là nâu, gợi người ta ngay đến ý tưởng chính của vở: tái chế. Ngoài ra, thiết kế khá thông thường và dễ chịu (những quyển vở đẹp quá, mình không bao giờ muốn viết vào và "làm hỏng" nó). Bìa ngoài khá cứng. Gáy dán bằng keo, xé ra khá khó và gây nên một nhược điểm rất quan trọng với học sinh: KHÔNG XÉ LÀM GIẤY KIỂM TRA ĐƯỢC.

Chất giấy - dòng kẻ: 75 gsm, dày hơn đáng kể so với vở viết thông thường. Giấy sờ mịn, cảm giác ngòi bút lia trên giấy cũng rất trơn. Màu giấy kem hơi có tông vàng. Trên một trang giấy, có phần để ghi số thứ tự và ngày tháng, tiêu đề. Các dòng kẻ màu xanh nhạt, nếu dùng mực màu đậm, khi viết xong sẽ không còn nhìn thấy dòng nữa. Đặc điểm này mình rất thích:

Picture
Viết bằng bút máy, với mực Queen xanh dương
Picture
Không hề thấy gì ở mặt bên kia
Trải nghiệm viết trên vở: vô cùng dễ chịu, ngòi bút lướt nhẹ nhàng, mực thấm từ từ vào giấy, để lại màu xanh đậm đẹp. Không có hiện tượng nhòe hay thấm sang mặt bên kia.


Ở dưới là ảnh thử nghiệm một số loại bút. Tất cả đều viết êm, không nhòe.


Kết luận: vở Plus Recycled Series có chất lượng rất tốt, giá hợp lý (5 500d cho một quyển vở 60 trang, 8500d cho vở 100 trang, 10000d cho vở cỡ A4 80 trang). Dù không có loại vở dày, cho nên không dùng được lâu, tuy vậy vẫn đáng đồng tiền bát gạo!

Địa chỉ: nhà sách Sư phạm Xuân Thủy. Nếu đi các xe 26 27 32 39..., xuống ĐH Quốc gia, thì nó ở rất gần bến đỗ. Hiên nay có thêm loại bìa xanh, dòng kẻ 6mm. Mình không hứng thú lắm, 6mm thì nhỏ quá.

 
Picture
5 dòng vở vẽ của Stillman & Birn. Nguồn: jerrryartsupplies.com
Mình chưa có các quyển này nhé, mới là giấc mơ thôi. Có rồi thì vẽ vời hay phải biết, kiểu gì cũng chăm tập vẽ hơn.


Cái đầu tiên thu hút mình, phải thành thật, là cái tên. Từ trái qua phải, tên của 5 dòng (ứng với 5 màu): Delta, Beta, Epsilon, Gamma, Alpha. Dù k phải là giỏi giang hay chăm chỉ, mình vẫn là học sinh chuyên Lý (và clgt ^^) và mấy cái tên kéo vào luôn.

Thứ 2, phải là chất giấy. Châm ngôn của hãng: "Paper matters, feel the difference!". Vì chất giấy là quan trọng, đặc biệt với người hay vẽ vời, cho nên mỗi dòng của hãng đều có giấy khác nhau (về số gam, bề mặt, màu) phù hợp với nhiều thể loại vẽ vời:

- Dòng Alpha và Gamma: cho Dry media, có nghĩa là marker các loại, bút calligraphy (thư pháp), một ít màu nước cũng ổn. Cả hai đềú giấy 150gsm, bề mặt Vellum (hơi thô, có thể gần với giấy da cừu ngày xưa). Chỉ khác là Alpha thì trắng và Gamma thì trắng ngà (Ivory).

- Dòng Beta và Delta: cho Wet media, màu nước. Thực chất là cái gì 2 dòng này cũng chịu được hết, đổ cả lọ mực cũng k nhăn k thấm. Giấy 270gsm (!!), bề mặt Cold Pressed (cũng hơi thô). Beta trắng và Delta thì ngà.

- Dòng Epsilon: đặc biệt nhất, cho vẽ bằng bút các thể loại. Than chì, graphite, chơi hết. Giấy 150, bề mặt Plate (mịn), màu trắng. Nghe đồn sờ nó rất sướng. ^^

Cả 5 dòng đều có nhiều kích cỡ, từ bé vừa túi quần đến A4, và hai loại gáy: gáy cứng (hardbound) và gáy lò xo (wirebound).

Chỉ có điều, với tầm giá từ 15-25$ thì quá chát với mình.

Một số link:
Stillman & Birn - đầy đủ các thông tin về các dòng.

Review trên Notebook Stories - mình biết đến nó nhờ đây.