à vâng, cũng chẳng nhiều nhặn hay độc đáo gì, vẫn cứ khoe. Mitsubishi 9800 là viết đẹp (và đắt) nhất.
 
Plus là một hãng của Nhật, sản xuất khá nhiều loại văn phòng phẩm. Mọi người có thể đã quen với hãng này qua cái bút xóa băng nho nhỏ dễ dùng. Phải nói, chất lượng sản phẩm của hãng rất tốt, bút xóa dùng ít khi bị kẹt, khác hẳn bút của Thiên Long, etc...
Picture
Mặt trước vở
 Khoảng năm ngoái, ghé qua nhà sách Sư phạm (trên đường Xuân Thủy, thực chất có 2 cái nhà sách trên mặt đường, cái này là cái không có điều hòa và nhiều sách hơn tỷ lần), mình thấy bán quyển vở viết này. Plus Recycled Series.

Trên giá, nó đã rất nổi bật giữa rừng vở Hồng Hà, Kim Long. Tò mò, mở ra, ấn tượng ngay lập tức. Vì giấy. Mịn, màu kem (vì là giấy tái chế), dòng kẻ nhạt nhưng rõ và đều).

Ghi nhớ trong đầu: Phải dùng thử! Đầu năm học - cần vở Hóa - đã xong!

Bìa - thiết kế và chất liệu: màu chủ đạo là nâu, gợi người ta ngay đến ý tưởng chính của vở: tái chế. Ngoài ra, thiết kế khá thông thường và dễ chịu (những quyển vở đẹp quá, mình không bao giờ muốn viết vào và "làm hỏng" nó). Bìa ngoài khá cứng. Gáy dán bằng keo, xé ra khá khó và gây nên một nhược điểm rất quan trọng với học sinh: KHÔNG XÉ LÀM GIẤY KIỂM TRA ĐƯỢC.

Chất giấy - dòng kẻ: 75 gsm, dày hơn đáng kể so với vở viết thông thường. Giấy sờ mịn, cảm giác ngòi bút lia trên giấy cũng rất trơn. Màu giấy kem hơi có tông vàng. Trên một trang giấy, có phần để ghi số thứ tự và ngày tháng, tiêu đề. Các dòng kẻ màu xanh nhạt, nếu dùng mực màu đậm, khi viết xong sẽ không còn nhìn thấy dòng nữa. Đặc điểm này mình rất thích:

Picture
Viết bằng bút máy, với mực Queen xanh dương
Picture
Không hề thấy gì ở mặt bên kia
Trải nghiệm viết trên vở: vô cùng dễ chịu, ngòi bút lướt nhẹ nhàng, mực thấm từ từ vào giấy, để lại màu xanh đậm đẹp. Không có hiện tượng nhòe hay thấm sang mặt bên kia.


Ở dưới là ảnh thử nghiệm một số loại bút. Tất cả đều viết êm, không nhòe.


Kết luận: vở Plus Recycled Series có chất lượng rất tốt, giá hợp lý (5 500d cho một quyển vở 60 trang, 8500d cho vở 100 trang, 10000d cho vở cỡ A4 80 trang). Dù không có loại vở dày, cho nên không dùng được lâu, tuy vậy vẫn đáng đồng tiền bát gạo!

Địa chỉ: nhà sách Sư phạm Xuân Thủy. Nếu đi các xe 26 27 32 39..., xuống ĐH Quốc gia, thì nó ở rất gần bến đỗ. Hiên nay có thêm loại bìa xanh, dòng kẻ 6mm. Mình không hứng thú lắm, 6mm thì nhỏ quá.

 
Picture
Một phần ảnh hưởng từ bạn, mình luôn muốn có bút chì và nhiều bút chì hơn nữa!
Ai mà hồi bé lại chưa từng tò mò: mấy cái số 2B, HB trên bút chì của mình là gì zậy? Mình đã biết cái này từ lâu, gần đây đi thi SAT lại nghiên cứu thêm, giờ tổng hợp lại thành bài này.

Cái số đó, là chỉ độ cứng và đen của bút chì. H là viết tắt của Hard, B cho Black, còn F là Fine (có thể gọt rất nhọn mà không gãy, cái này khá hiếm gặp). Bút nào càng đen thì thường lại càng mềm (mềm thì ruột chì mới ra nhiều khi ta ấn, tạo nên độ đen).

Lấy ví dụ: HB = Hard+Black. Bút này cứng và đen. 2B: đen và mềm hơn. 3B: đen và mềm hơn nữa. Cứ thế và tương tự với H, đến 8-9B và 5-6H là cao nhất.

Hệ thống đánh số cũng có 2 loại: một là loại có số có chữ mà ở mình hay thấy, còn một chỉ có độc số không. Ở Mỹ dùng loại này (cũng khác người như các hệ thống đo lường khác của họ). Số no.2 là HB, từ đó cao lên thì càng cứng, thấp xuống là mềm hơn. Các bạn thi SAT chú ý, họ yêu cầu 2 cái bút chì no.2 là 2 cái HB đó, mà thực chất dùng cái nào cũng được thôi. Có một số hãng, cẩn thận, lại ghi cả 2 lên bút. Như cái Marco Natural của mình, có ghi HB=2.


Có nhiều loại bút chì như vậy, vậy nó khác nhau như thế nào và người ta dùng chúng làm gì?

Picture
Dễ nhìn thấy sự khác nhau giữa các bút chì. Nguồn: artspongemode.com

Bút chì cứng (H)

- Nét nhạt, mảnh, để lại ít than chì trên giấy

- Khó dây bẩn


- Lâu hết, đỡ gọt nhiều

- Dễ tẩy

- Làm hằn, thi thoảng rách luôn giấy

- Thường dùng để vẽ các đường phác họa sau này tẩy, vẽ kiến trúc đòi hỏi chính xác,..


Bút chì mềm (B)

- Nét đậm, để lại nhiều than chì trên giấy

- Dễ bị dây bẩn, nhòe


- Nhanh hết, dùng một ít lại gọt

- Khó tẩy (từ 5B trở đi là k mơ đến việc tẩy sạch)

- Lướt rất nhẹ nhàng trên bề mặt viết

- Dùng để đánh bóng các bức vẽ, đạt đến nhiều mức độ sáng tối khác nhau. Ngoài ra khá hữu dụng trong việc tô đậm vào ô trả lời trắc nghiệm nhanh nhất.


Picture
Bút HB của Staedler. Nguồn: wikipedia
Không thể quên bút chì HB, loại bút chì "ở giữa" và tiêu chuẩn, đâu đâu cũng bán. Bút HB là loại lý tưởng nhất cho các mục đích thông thường: viết lách, vẽ nháp, cho con em vẽ vời,...

Vui: ở Mỹ, bút HB (ở đó gọi là no.2) phổ biến đến mức, có nhiều người không biết là có loại gì khác (!!).

Mà, hình như, ở Việt Nam mình, phổ biến nhất phải là bút 2B. Ngày xưa mình học cấp 1, cô yêu cầu bút 2B. Giờ thằng em cũng thế.

Một số thứ hay ho ít ai biết

Tại sao lại gọi là bút chì, chẳng lẽ trong lõi có chì, chết chết thế thì độc lắm! Thậm chí tiếng Anh cũng gọi lõi chì là lead. Thực chât, lõi bút chì được làm từ hỗn hợp than chì và đất sét (tỷ lệ chúng quyết định độ mềm/cứng bút chì). Cái gọi nhầm tên này, thực ra là xuất phát từ lịch sử của bút chì. Ban đầu, mỏ than chì chất lượng cao được tìm thấy ở Anh, người ta tưởng là mỏ chì đen, sau đó mới nhận ra rằng cái than mới tìm thấy này rất hoàn hảo trong việc viết vẽ lên các bề mặt. Có thể đọc thêm tại Why Pencil “Lead” is Called “Lead” - Today I found out.
 
Picture
Nguồn: vatgia
 Nhớ, ngày xưa có quyển Ông ơi, tại sao lại thế? rất hay. Mình có hứng thú với khoa học, với tìm hiểu các thứ xung quanh một phần nhiều cũng nhờ bộ sách này (còn lại là do bộ Thế giới những điều ký thú, có 3 cuốn).

Trong này, cũng có giải thích về bút chì. Mình không còn nhớ chính xác sách giải thích như thế nào (đọc từ khoảng năm 2003), nhưng vẫn luôn có ấn tượng trong tâm trí rằng: trong lõi bút chì, không phải là chì, mà là than chì!



Trên vũ trụ, vì không có trọng lực, bút mực bút bi đều không dùng được. Có một câu chuyện kể rằng, khi đối mặt với vấn đề này, NASA Mỹ đã chi ra hàng nghìn đô để chế tạo một chiếc bút vạn năng, viết đâu cũng được, còn Soviet, họ dùng bút chì. =)). Ai đã xem 3 Chàng Ngốc (một bộ phim Ấn Độ rất hay, nên xem) đều sẽ nhớ chi tiết này. Tuy vậy, theo Spacepen - Snopes.com, đây là một điều lầm tưởng. CÓ một thứ gọi là bút viết trong vũ trụ, nhưng ban đầu cả hai nước đều dùng bút chì.

Một số đường link hay ho về bút chì

I, Pencil - Leonard E. Read Một bài luận rất thú vị về bút chì

Lịch sử cây viết chì !


Kết: bộ sưu tập bút chì sẽ luôn tăng! (Chỉ có điều, cứ mang đến lớp, hai ba hôm lại mất một cái.) Còn bạn thích loại bút chì nào?
 
Picture
5 dòng vở vẽ của Stillman & Birn. Nguồn: jerrryartsupplies.com
Mình chưa có các quyển này nhé, mới là giấc mơ thôi. Có rồi thì vẽ vời hay phải biết, kiểu gì cũng chăm tập vẽ hơn.


Cái đầu tiên thu hút mình, phải thành thật, là cái tên. Từ trái qua phải, tên của 5 dòng (ứng với 5 màu): Delta, Beta, Epsilon, Gamma, Alpha. Dù k phải là giỏi giang hay chăm chỉ, mình vẫn là học sinh chuyên Lý (và clgt ^^) và mấy cái tên kéo vào luôn.

Thứ 2, phải là chất giấy. Châm ngôn của hãng: "Paper matters, feel the difference!". Vì chất giấy là quan trọng, đặc biệt với người hay vẽ vời, cho nên mỗi dòng của hãng đều có giấy khác nhau (về số gam, bề mặt, màu) phù hợp với nhiều thể loại vẽ vời:

- Dòng Alpha và Gamma: cho Dry media, có nghĩa là marker các loại, bút calligraphy (thư pháp), một ít màu nước cũng ổn. Cả hai đềú giấy 150gsm, bề mặt Vellum (hơi thô, có thể gần với giấy da cừu ngày xưa). Chỉ khác là Alpha thì trắng và Gamma thì trắng ngà (Ivory).

- Dòng Beta và Delta: cho Wet media, màu nước. Thực chất là cái gì 2 dòng này cũng chịu được hết, đổ cả lọ mực cũng k nhăn k thấm. Giấy 270gsm (!!), bề mặt Cold Pressed (cũng hơi thô). Beta trắng và Delta thì ngà.

- Dòng Epsilon: đặc biệt nhất, cho vẽ bằng bút các thể loại. Than chì, graphite, chơi hết. Giấy 150, bề mặt Plate (mịn), màu trắng. Nghe đồn sờ nó rất sướng. ^^

Cả 5 dòng đều có nhiều kích cỡ, từ bé vừa túi quần đến A4, và hai loại gáy: gáy cứng (hardbound) và gáy lò xo (wirebound).

Chỉ có điều, với tầm giá từ 15-25$ thì quá chát với mình.

Một số link:
Stillman & Birn - đầy đủ các thông tin về các dòng.

Review trên Notebook Stories - mình biết đến nó nhờ đây.
 
Mình lập ra cái trang này, ừm, được 3 tuần rồi, nhưng mà đang thi SAT, cho nên mới chỉ để đấy thôi.
Hôm nay, thi xong, vào lại, giật mình: site có tận 4 pageviews! Hóa ra trong cái 3 tuần đấy, bác Google đã kịp index, và cái site của mình dù 100% content-free vẫn đứng thứ 2 nếu search "yêu giấy bút". Phục thật.

Cái này là cho ai đấy sà vào cái blog trống hoác của mình nhé:
Mục đích của blog:
1. Review một số sản phẩm văn phòng phẩm, vở, bút (chì), cái gì mà mình có trong tay
2. Bàn luận và chia sẻ cái niềm sung sướng thuần túy khi được sờ vào một quyển sổ, có giấy hơi ngả vàng, chất giấy hơi thô, k mỏng quá k dày quá (dày là để vẽ mầu nước, bàn sau) và viết bút máy k nhòe, mực thấm vào từ từ có thể thấy được, và có thấm nhưng nhất quyết không được thấm sang mặt sau nhé.
3. Ngoài ra còn để khoe những thứ linh tinh, đương nhiên là liên quan đến giấy bút rồi.

Một cái blog thì phải có thời gian cho nội dung, so stay tuned!
Picture
Cái giấy vàng ở giữa rất có thể là dream paper đó. Nguồn: Google